Kết nối mở rộng KVM Switch: Cascading vs Daisy Chaining
Quảng cáo
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Kết nối mở rộng KVM Switch: Cascading vs Daisy Chaining

Kết nối mở rộng KVM Switch: Cascading vs Daisy Chaining

Mon, 30/11/-0001 12:00 | 2724 lượt xem

Trong thực tế, người quản trị đôi lúc sẽ gặp phải bài toán khó giải. Chẳng hạn, bạn đang quản trị 07 Server thông qua một thiết bị KVM Switch 08 port, sếp bạn yêu cầu bạn mở rộng thêm giám sát cho 03 Server mới mà không làm gián đoạn hệ thống. Bạn sẽ giải quyết thế nào trong trường hợp này ?

- Phương án 01: Bạn bỏ KVM Switch 8 port hiện tại, và mua mới một KVM Switch 16 port về thay thế. Phương án này sẽ gây lãng phí chi phí trong khi thiết bị cũ vẫn còn hoạt động tốt, và gây ra tình trạng sập hệ thống trong quá trình di dời kết nối sang KVM Switch mới, và đây là điều đa số các ông Sếp của bạn không mong muốn chút nào.

- Phương án 02: Rất may mắn là đa số các KVM Switch đều có khả năng mở rộng port thông qua một số phương pháp nối kết thông dụng khi số lượng máy chủ tăng lên, người Quản trị hệ thống chỉ cần lắp đặt thêm 01 hoặc nhiều KVM Switch mới vào hệ thống KVM Switch có sẵn để quản lý các Server mới. Việc lắp đặt này không làm ảnh hưởng và ngưng trệ hoạt động của hệ thống máy chủ trước đây, đảm bảo hệ thống thông tin của bạn hoạt động liên tục và không bị gián đoạn.

Có 2 phương pháp mở rộng hệ thống KVM Switch: Kết nối Phân tầng (Cascading)Kết nối Ngang hàng (Daisy chain)

Sơ đồ kết nối mở rộng KVM Switch

Sơ đồ kết nối mở rộng KVM Switch

Kết nối phân tầng (Cascading)

dấu hoa thị trong upschinhhang.com Cascade là gì? - Cascade (cascading) tạm hiểu là kết nối phân tầng, đây là một phương pháp cài đặt dùng 01 cổng CPU của KVM Switch cấp 1 nối đến cổng Console của KVM Switch cấp 2, và cứ như vậy nối tiếp nếu có thêm các KVM Switch cấp 3 trong hệ thống. Như vậy mỗi KVM Switch thêm vào tại từng cấp sẽ mất 1 cổng CPU. Người Quản trị hệ thống chỉ cần qua KVM cấp 1 để quản lý tất cả các máy chủ kết nối vào các KVM cấp 2, 3…

Ưu điểm :

- Mô hình này cho phép nối kết KVM từ nhiều Hãng khác nhau.

- Mô hình này cho phép bạn mở rộng số lượng port kết nối khá linh hoạt đặc biệt là với các model sản phẩm không hỗ trợ Daisy Chain.

Nhược điểm :

- Do các KVM từ các Hãng khác nhau có thể nối Cascading được với nhau, xảy ra tình trạng bất đồng nhất về mặt Firmware từ các nhà sản xuất khác nhau. Điều này đòi hỏi người quản trị KVM phải nắm rõ hướng dẫn cách thao tác firmware từ các Hãng khác nhau, rất dễ gây lẫn lộn hoặc nhầm lẫn.

- Nếu bạn để ý kỹ trong phương pháp kết nối này, bạn sẽ phát hiện mỗi KVM mất đi một cổng kết nối (do bạn đã sử dụng nối kết sang KVM khác). Điều này dẫn tới tổng số lượng Server PC được điều khiển sẽ ít hơn so với dạng nối kết theo mô hình Daisy Chain với cùng số lượng thiết bị KVM mà bạn có.

Kết nối ngang hàng (Daisy Chain)

dấu hoa thị trong upschinhhang.com Daisy-Chain là gì? - Daisy-Chain (Daisy Chaing) tạm hiểu là kết nối ngang hàng, đây là 1 phương pháp kết nối mở rộng hàng ngang với KVM Switch có cổng chuyên dụng cho kết nối Daisy Chain. Trong một cấu hình đấu nối ngang hàng đơn giản, các KVM Switch được nối lại theo 1 chuỗi, đầu KVM Switch này được nối vào đuôi của KVM Switch kia. KVM Switch đầu tiên trong chuỗi được gọi là Master và KVM Switch tiếp theo sau được gọi là Slave. Đấu nối theo phương pháp này sử dụng các cổng Chain InChain Out riêng biệt nên vẫn giữ được đầy đủ các số cổng CPU cho các máy chủ. Người Quản trị hệ thống chỉ cần qua KVM Master để truy cập & quản lý tất cả các máy chủ kết nối vào các KVM Slave 1, 2, 3…

Ví dụ minh hoạ về sơ đồ cấu nối theo mô hình Daisy Chain :

Sơ đồ kết nối Daisy-Chain

Bước 1: Kết nối một đầu của cáp KVM với cổng daisy chain trên KVM Switch chính (Master KVM).

Kết nối một đầu cáp Daisy-Chain vào Master KVM

Bước 2: Kết nối đầu còn lại của cáp với cổng giao diện điều khiển của KVM Switch thứ hai.

Kết nối đầu cáp Daisy-Chain còn lại vào Slave KVM

Bước 3: Để nối thêm các KVM Switch khác theo cấu hình Daisy-Chain, hãy kết nối cáp KVM từ cổng daisy-chain của KVM Switch thứ hai sang cổng giao diện điều khiển của KVM Switch thứ ba, v.v. Bạn có thể thực hiện kết nối ngang hàng lên đến 16 KVM Switch cùng Hãng sản xuất.

Ưu điểm :

- Tận dụng hết số lượng cổng (dành cho PC, Server,..) mà KVM cung cấp, do vậy thông qua mô hình kết nối này bạn có thể quản lý lên đến 512 Server hoặc PC.

- Đồng nhất về mặt firmware do yêu cầu các KVM Switch phải cùng một nhà sản xuất, giúp cho việc thao tác của bạn dễ dàng nhanh. chóng.

Nhược điểm :

- Mô hình này chỉ cho phép nối kết các KVM từ cùng Hãng bằng cáp Daisy-Chain.

Lời kết

Bên trên là bài viết phân biệt 02 phương pháp đấu nối KVM Switch theo mô hình Cascading và Daisy-Chain. Tuỳ theo điều kiện thực tế cũng như khả năng hỗ trợ kết nối của các KVM, quản trị viên cân nhắc nên sử dụng phương pháp đấu nối nào cho phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Điểm chung của 02 mô hình đấu nối này là khi liên kết (kết nối) bị gãy tại vị trí nào, thì đồng nghĩa với việc quản trị viên sẽ mất toàn bộ giám sát cũng như quyền điều khiển các Server && PC thuộc đoạn liên kết không chứa Master KVM.