Lý do không nên dùng ổ cắm chống sét cho Back-UPS và Smart-UPS của APC ?
Mon, 26/12/2016 12:00 | 5450 lượt xem
Mục lục nội dung
Nhà sản xuất Schneider Electric khuyến nghị người dùng tránh việc sử dụng bộ chống sốc điện, ổ cắm điện hoặc dây điện nối dài cắm vào bất kỳ dòng sản phẩm Back-UPS và Smart-UPS APC. Tại sao lại như vậy ?
Một số loại ổ cắm chống sét
Dưới đây là một số giải thích cho lý do trên.
Cắm bộ chống sốc điện vào UPS của bạn
Mạch lọc nhiễu trong các bộ chống sốc điện có thể "bảo vệ" một cách hiệu quả các thiết bị tải cắm vào UPS của bạn, vô tình gây ra hiện tượng UPS cảnh báo tỉ lệ phần trăm công suất phụ tải cắm vào UPS nhỏ hơn so với công suất phụ tải thực sự. Điều này khiến cho người dùng hiểu nhầm UPS của họ bị quá tải. Khi UPS chuyển sang chế độ ắc quy, nó có thể sẽ không hỗ trợ các thiết bị phụ tải đang cắm vào, gây ra hệ quả rớt tải.
Bộ chống sốc điện đóng vai trò lọc nguồn tránh các dòng xung sét, lọc nhiễu EMI/RFI nhưng nó có nhược điểm là phân phối nguồn không hiệu quả, nghĩa là một số thiết bị phụ tải có thể sẽ không được phân phối cường độ dòng điện phù hợp mà nó yêu cầu để hoạt động ổn định khiến cho các thiết bị của bạn (như máy tính, màn hình,..) bị tắt nguồn hoặc khởi động lại. Nếu bạn muốn mở rộng thêm số lượng cổng kết nối ngõ ra cho UPS, APC khuyên dùng các bộ phân phối nguồn (PDU - Power Distribution Unit). PDU sẽ làm nhiệm vụ phân phối dòng điện cho tất cả các ngõ ra, trong khi đó UPS sẽ làm nhiệm vụ lọc nguồn và chống sốc điện. PDU sử dụng và phân phối dòng diện có sẵn một cách hiệu quả hơn, cho phép thiết bị của bạn nhận được nguồn điện tốt nhất để duy trì hoạt động.
Cắm UPS của bạn vào bộ chống sốc điện
Để UPS của bạn có được nguồn tốt nhất bạn nên cắm UPS của bạn trực tiếp vào ổ cắm trên tường. Việc cắm UPS vào bộ chống sốc điện có thể khiến UPS chuyển sang chế độ ắc quy một cách thường xuyên trong khi vẫn đang có điện lưới bình thường. Vấn đề này còn do các nguyên nhân khác, nhiều thiết bị công suất cao có thể rút ra lượng điện áp cần thiết khỏi UPS để duy trì hoạt động. Ngoài ra, nó cũng gây tổn hải đến các nối đất mà UPS cần để cung cấp khả năng chống sốc điện. Tất cả các sản phẩm Back-ups APC và Smart-UPS APC đều cung cấp bộ triệt xung sét một cách hoàn hảo cho các đường dây điện mà không cần các thiết bị bảo vệ lắp thêm.
Bảo dưỡng EPP và bảo hành
Việc cắm bất kỳ thiết bị chống sốc điện, ổ cắm điện đa năng, dây nguồn mở rộng nối dài không phải của hãng APC vào ngõ ra của thiết bị UPS APC sẽ được xem là nằm ngoài phạm vi chính sách bảo hành thiết bị (EPP - Equipment Protection Policy). Tuy nhiên tiêu chuẩn bảo hành sản phẩm 03 năm vẫn được đảm bảo.
Nếu bạn sử dụng bộ chống sốc điện của hãng APC để kết nối với bộ lưu điện APC thì bạn vẫn sẽ nhận được chính sách bảo hành của APC.
Có thể bạn quan tâm :
<< Cách khắc phục lỗi không lưu điện của bộ lưu điện >>
» Sự khác nhau giữa Quá Tải (Overload) và Ngắn Mạch (Short Circuit)
» Cách xử lý lỗi thường gặp với UPS VERTIV dòng GXT4
» UPS là gì? (Bộ lưu điện là gì?, Uninterruptible Power Supply là gì?)
» Phân loại ắc quy - Hướng dẫn sử dụng, bảo quản ắc quy
» Hướng dẫn chức năng HID UPS BATTERY cho UPS Blazer Pro
» Tổng hợp kiến thức ắc quy của bộ lưu điện (UPS)